Tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Có thể phân biệt về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là hình thức đầu tư bao gồm việc đầu tư tài sản tài chính dài hạn của cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam gắn liền với quyền quản lý kinh doanh pháp nhân được đầu tư nguồn vốn nước ngoài.
Ngược lại đầu tư gián tiếp nước ngoài đơn thuần chỉ bao gồm đầu tư về tài sản tài chính nhưng không tham gia vào quá trình quản lý kinh doanh tại Việt Nam.
I. Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như sau:
Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài (hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh):
+ Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP;
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức thành lập doanh nghiệp được tiến hành theo trình tự như sau:
Bước 1: Lập dự án đầu tư và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Căn cứ luật đầu tư: Các trường hợp phải thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
2. Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau:
3. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
4. Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;
5. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Lưu ý:
Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tổ chức kinh tế, trừ các trường hợp sau đây:
1. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
2. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
3. Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
!!. Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
1. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
2. Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
3. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương xác nhận tư cách pháp lý;
4. Đề xuất dự án đầu tư;
5. Bản sao báo cáo tài chính 02 năm gần nhất hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư hoặc tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
6. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất. Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thực hiện dự án;
7. Nếu dự án có sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao thì nộp giải trình về sử dụng công nghệ.
Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
2. Điều lệ công ty;
3. Danh sách thành viên/cổ đông;
4. Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên;
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
6. Hợp đồng thuê trụ sở;
7. Giấy ủy quyền (nếu đại diện pháp luật của công ty không trực tiếp thực hiện thủ tục).
Bước 3: Cấp Giấy phép kinh doanh
Đây là điều kiện đủ để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và phân phối hàng hóa được phép kinh doanh hoạt động này tại Việt Nam. Và cũng là điều kiện khó nhất trong quá trình hoàn thiện hồ sơ thành lập của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.












